Benh bach ly o ga





Bệnh bạch lỵ ở gà là một trong những mầm mống nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng xấu đến cả đàn gia cầm. Đó cũng được xem như nguyên nhân trực tiếp khiến gà bệnh, yếu và nhanh chết, làm hao hụt hiệu quả kinh tế. Hiện nay, căn bệnh này đã có những biện pháp phòng tránh và chữa trị hiệu quả. Nếu bạn có nhu cầu được tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo ngay các thông tin dưới đây.

Bệnh bạch lỵ ở gà là gì?


Bệnh bạch lỵ là căn bệnh chỉ hiện tượng gà bị tấn công bởi vi khuẩn salmonella pullorum. Loại virus này thường tấn công các loại gia cầm từ 1 đến 3 tuần tuổi. Đặc biệt là nó có thể lây lan rất mạnh khiến cho cả chuồng đều mắc dịch.

Hiện nay có nhiều cách để ngăn ngừa bệnh này tại nơi chăn nuôi gia cầm. Trong đó phải kể đến biện pháp phun khử trùng bằng những chất biodine, bioxide, bioxept. Chủ chuồng nên tích cực phòng chống căn bệnh này bởi nếu nó xuất hiện tại chuồng thì hậu quả sẽ cực kỳ khó lường.

Biểu hiện bệnh bạch lỵ ở gà

Khi bị bệnh bạch lỵ ở gà, các cá thể bị nhiễm sẽ có những biểu hiện rất cụ thể. Theo đó, người chăn nuôi nên nhận ra được những điều bất thường mà gà thể hiện để có thể kịp thời cách li, chữa trị.

Bỏ ăn, thụ động

Khi gà mắc bệnh, biểu hiện dễ thấy nhất chính là những cá thể này thường sẽ rất thụ động. Hoạt động di chuyển, đi lại diễn ra chậm chạp, thiếu linh hoạt. Đôi khi chúng chỉ đứng yên một chỗ ngoài ra còn xù lông không rõ lý do.

Bên cạnh đó, gà còn có hiện tượng không chịu ăn, thường xuyên bỏ thừa thực phẩm. Vấn đề này thậm chí có thể xảy ra kéo dài trong nhiều ngày.

Đi phân lỏng có màu trắng

Biểu hiện rõ ràng nhất khẳng định gà đã bị bệnh bạch lỵ chính là đi phân lỏng và chất thải có màu trắng. Nguyên nhân của việc này đến từ các tổn thương từ những bộ phận bên trong cơ thể gà. Trong đó, ruột và manh tràng bị viêm nặng, lá lách và gan sưng phồng. Lúc này tỷ lệ gà chết lên đến 80%. Thời gian tử vong ước tính khoảng 2 tuần kể từ lúc nhiễm bệnh với con non và 2 tuần rưỡi đến 3 tuần đối với cá thể trưởng thành.

Nguyên nhân xuất hiện bệnh bạch lỵ ở gà

Việc xuất hiện bệnh bạch lỵ ở gà có nhiều yếu tố cấu thành mà trong đó vi khuẩn salmonella pullorum là một tác nhân quan trọng. Đối với những con non, thông thường chúng cũng có thể dính bệnh từ gà mẹ thông qua đường máu. Điều này dẫn đến hệ quả nếu con cái mắc bệnh thì tỷ lệ đẻ con cũng bị bạch lỵ tương đối cao.

Đối với những cá thể vốn khỏe mạnh từ đầu thì việc mắc bệnh bạch lỵ thường có nguyên nhân xuất phát từ yếu tố ngoại cảnh. Trong đó có thể kể đến việc ít giữ vệ sinh khu vực chuồng trại, tạo điều kiện cho vi khuẩn cư ngụ và sinh sôi. Việc này xảy ra là vì chủ nông trang không phun thuốc chống mầm bệnh đều đặn, thường xuyên.

Bệnh cạnh đó, gà lành cũng có thể mắc bệnh khi lỡ tiếp xúc với chất thải của cá thể bị dính virus. Chính vì vậy, các loài gia cầm nuôi chung một chuồng có khả năng cùng dính bệnh tương đối cao.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh bạch lỵ ở gà

Như đã thấy, bệnh bạch lỵ ở gà tiềm ẩn nhiều rủi ro gây thiệt hại lớn cho đàn gia cầm. Điều này đòi hỏi các đơn vị chăn nuôi phải khẩn trương, nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn ngừa bệnh. Theo đó, để thực hiện tốt công tác này, các đơn vị nông trại nói chung và các kê thủ nuôi gà chiến để thi đấu đá gà cựa dao nói riêng nên bảo đảm những hoạt động sau:

Vệ sinh môi trường chăn nuôi

Đầu tiên, người nuôi gia cầm cần thực hiện vệ sinh chuồng và khu vực chăn thả một cách kỹ lưỡng. Chú ý cọ rửa, lau chùi, và phun thuốc sát khuẩn thường xuyên, một tuần tối thiểu 3 lần. Đặc biệt nên xử lý phân gà đúng cách, tránh hiện tượng vươn vãi chất thải, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Phòng bệnh bằng thuốc


Bên cạnh việc lau dọn và vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn thả, người nuôi cần cho gà uống các loại thuốc phòng bệnh. Ví dụ như ampicoli – áp dụng cho cá thể từ 1 đến 3 tuần tuổi. Nếu như không hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tiêm thẳng kháng sinh này vào đối tượng. Ngoài ra, nông trại cũng nên đầu tư thuê một đội ngũ nhân sự quan sát các biểu hiện của gà trong nhiều tình huống khác nhau.

Triệt tiêu, cách ly nguồn bệnh

Để cách ly nguồn bệnh bạch lỵ ở gà, bạn cần khoanh vùng các cá thể nhiễm bệnh và tiến hành phong tỏa. Những con non khi mới sinh có dấu hiệu dính virus cần được triệt tiêu từ sớm.

Lời kết

Bài viết đã trình bày toàn bộ những thông tin bổ ích liên quan đến bệnh bạch lỵ ở gà. Để cho mầm bệnh này không có nguy cơ lan rộng tại nông trại, bạn cần phải áp dụng triệt để những biện pháp khắc phục. Đặc biệt là tránh để cho các sản phẩm từ những cá thế này được xuất ra thị trường để không tạo ra các hậu quả khôn lường.

Comments

Popular posts from this blog

Dien bien tran ga cua dao truc tiep giao huu 29/10/2023

Tran ga cua dao truc tiep giao huu 28/8/2023 hay den nin tho

Tran ga cua dao truc tiep 06/09/2023 dien bien tran dau